Những cậu bé "Ma Bùn" trong lễ hội Pơ Thi ở Gia Lai
Lễ Bỏ Mả hay hội Pơ Thi là lễ hội lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc Jarai. Theo quan niệm của dân tộc này thì sau khi chết, linh hồn vẫn còn quanh quẩn đâu đó, giữa người chết và người sống vẫn còn mối quan hệ ràng buộc, do vậy hàng ngày người sống vẫn ra thăm mả, quét dọn sạch sẽ và mang cơm nước cho người đã khuất. Ảnh: Thái Bana
Không khí náo nhiệt của lễ hội Pơ Thi càng đẩy lên đỉnh điểm với nhiều kịch tính khi xuất hiện những chàng trai ở trần từ trong rừng chạy ra, thân thể phủ đầy bùn đất. Ảnh: Thái Bana
Trong hình dáng và những kiểu đi “khác người” của những hồn ma, họ như những trụ tượng sống tượng trưng cho hồn người chết về vui chơi múa xoang cùng mọi người trước khi chia tay vĩnh viễn. Đến như những bóng ma, họ cũng nhanh chóng biến mất vào màn đêm như chưa từng hiện diện.
Anh Khang, người thường đắp Ma Bùn cho hay: "Để hóa trang giống các hồn ma, anh phải đi lựa những màu bùn thật đẹp, rồi trộn chúng lại với nhau, sau đó bôi lên người. Hóa trang thành Ma Bùn cho trẻ em nhằm gợi lại những lễ hội ngày xưa cha ông hay làm". Ảnh: Thái Bana
Theo quan niệm của người Jarai, sau khi lễ Bỏ Mả kết thúc, mọi thứ thuộc về ma, người chết được bỏ đi, không còn ý nghĩa gì với người sống. Sau khi làm lễ Bỏ Mả thì linh hồn người chết mới rời khỏi thế giới người sống về với tổ tiên, để từ đó theo vòng luân hồi đầu thai trở lại trong thế hệ con cháu, đảm bảo tính thống nhất của cộng đồng gia tộc. Do vậy, có thể nói cộng đồng trong tâm thức người Jarai không chỉ bao gồm những người đang sống mà cả những người đã chết. Ảnh: Thái Bana
Mục đích của lễ Pơ Thi không chỉ nhằm giải quyết mối tương quan giữa con người với xã hội, với thế giới hữu hình mà còn giữa con người với thế giới vô hình qua việc tiễn đưa các vong hồn về với cội nguồn. Xét về phương diện tín ngưỡng cũng như tập tục về tang lễ, lễ Bỏ Mả của người Jarai ở Gia Lai là một hình thức đoạn tang hay mãn tang, nhưng ở góc độ văn hóa lại là một cuộc trình diễn lớn, đỉnh cao của những hoạt động văn hóa truyền thống mang tính tổng hợp các loại hình nghệ thuật dân gian. Ảnh: Thái Bana
Theo vtc.vn
Tin cùng chuyên mục
- Cách phân biệt cà phê thật và cà phê trộn tạp chất 29.04.2025 | 11:58 AM
- Hà Lan ngập sắc cam trong lễ hội King's Day 29.04.2025 | 11:56 AM
- Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 14,32% kế hoạch 29.04.2025 | 11:56 AM
- Giá vàng tăng mạnh trở lại, vượt mốc 120 triệu đồng/lượng 29.04.2025 | 10:41 AM
- Phát triển nông nghiệp vùng ven đô 29.04.2025 | 10:44 AM
- Những người con Thái Bình bất tử bên dòng Long Đại 29.04.2025 | 10:43 AM
- Vẹn nguyên ký ức một thời 29.04.2025 | 10:23 AM
- Phạm Quyết Chiến - người lính có sức mạnh phi thường 29.04.2025 | 09:57 AM
- Xổ số Đạt Phát - Cập nhật nhanh kết quả xổ số miền Nam hôm nay 29.04.2025 | 11:59 AM
- Phụ nữ “Ba đảm đang” ở Thái Bình 29.04.2025 | 09:52 AM
Xem tin theo ngày
-
Tỉnh Trà Vinh đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, kỷ niệm 65 năm kết nghĩa Trà Vinh - Thái Bình
- Đoàn công tác tỉnh Thái Bình thăm Trường THCS Thái Bình tại huyện Càng Long
- Lãnh đạo 2 tỉnh Trà Vinh - Thái Bình dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tại Đền thờ Bác Hồ, Nghĩa trang liệt sĩ và Bia chiến thắng tỉnh Trà Vinh
- Họp mặt giao lưu Trà Vinh - Thái Bình “Thủy chung son sắt - thắm đượm nghĩa tình”
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Quỳnh Phụ
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Kiến Xương
- Ra quân tuần tra kiểm soát vũ trang, phòng chống tội phạm
- Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh: Ban hành 2 Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh