Phát huy vai trò của người cao tuổi trong xây dựng văn hóa gia đình
Truyền nghề cho thế hệ trẻ. Ảnh: Thành Tâm
Bên cạnh việc giáo dục từ nhà trường và ngoài xã hội, giáo dục trong gia đình cũng đòi hỏi phải thường xuyên, liên tục với mỗi một con người, nhất là thời kỳ bắt đầu lập gia đình. Trên cương vị cha mẹ, ông bà, các cụ luôn dạy con, dạy cháu biết “học ăn, học nói, học gói, học mở”, nghĩa là biết cách ứng xử để hoà nhập với xã hội. Mỗi gia đình, mỗi làng đều có tập quán, nét văn hoá riêng (cách chào hỏi, cách mời khách, cách xưng hô…) tất cả điều đó tạo thành thói quen, thành nét đẹp của quê hương, hình thành nên phong cách sống, “gia phong” của các gia đình. Hoạt động giáo dục gồm: giáo dục đạo đức - nhân văn; giáo dục tri thức và giáo dục hướng nghiêp - dạy nghề.
NCT dù tuổi cao, sức yếu nhưng với vai trò, vị trí, uy tín, kinh nghiệm của mình vẫn nhiệt tình tham gia vào tất cả các hoạt động đó. Chỉ riêng việc giáo dục nghề, hàng trăm nghệ nhân của các làng nghề truyền thống, như: Chạm bạc Đồng Xâm, dệt đũi Nam Cao, thêu Minh Lãng… đã tích cực truyền nghề cho con cháu và lớp con cháu ngày nay đã kế thừa kinh nghiệm của cha ông, kết hợp với việc sử dụng công nghệ tiên tiến, làm ra sản phẩm nghề có mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt hơn, song vẫn mang dấu ấn, đường nét của ông cha, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thông qua loại hình hoạt động văn hoá phi vật thể như: làn điệu dân ca, điệu chèo mượt mà, lời ru, tiếng kèn, tiếng sáo dặt dìu bay bổng… NCT vừa miệt mài sáng tạo, vừa hăng say truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần gây dựng nên văn hóa gia đình, văn hóa làng Việt, mang hồn dân tộc. Qua những làn điệu dân ca, lời ru à ơi bên cánh võng đong đưa, ông bà hát ru bé ngủ, hát giao lưu trong các đêm giao lưu văn nghệ của thôn, của xã hay đơn giản là tức cảnh sinh tình, ngâm ngợi một vài câu cho khuây khỏa, cho vui cửa, vui nhà, cũng cho ta nhận biết được sắc thái, hình ảnh của quê hương, của gia đình, làng xã, dân tộc, tác động tới nhận thức, tạo nên tình cảm thương yêu, quý trọng nét đẹp đời thường.
Văn hoá gia đình còn chứa đựng cách ứng xử của các thành viên trong gia đình với nhau, trong vấn đề này NCT luôn là tấm gương sáng trở thành cột trụ hướng dẫn, uốn nắn người thân hành động theo nền nếp, gia phong, được thể hiện rõ nét qua phong trào xây dựng “ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “Tuổi cao, gương sáng” mà các cấp Hội NCT phát động nhiều năm qua.
Hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh cũng mang theo sắc thái văn hoá gia đình. Hàng hoá sản xuất từ các gia đình khác nhau cũng mang hình thái khác nhau. Cách buôn bán, kinh doanh, cơ sở sản xuất… khác nhau về giá cả, cách tiếp thị, cách làm, chất lượng, mẫu mã, nhất là những nhà hàng có tính chất gia đình, dòng họ là do đã được ông cha truyền dạy, định hướng. Từ xưa, các cụ đã rút ra một điều “Phi thương bất phú”, ngày nay càng thấy giá trị đúng của nó.
Hoạt động sản xuất ra hàng hoá mang tính nghệ thuật, văn hoá cao, khi sử dụng mỗi một sản phẩm là ta đã tiếp cận được với nền văn minh của xã hội loài người chứa đựng và phản ánh qua sản phẩm đó. Hoạt động chăm sóc sức khoẻ cũng thể hiện nhiều nét văn hoá đặc thù của gia đình. Những bài thuốc chữa bệnh và phòng bệnh cha truyền con nối, hầu hết dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, sử dụng các bài thuốc nam, hiệu quả cao, trở thành tài sản vô giá, có sự đóng góp không nhỏ của lớp người cao tuổi.
Để giữ gìn các giá trị chuẩn mực văn hóa gia đình Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, cũng như trong quá trình xây dựng nông thôn mới, mỗi người cần ý thức rằng xây dựng gia đình hạnh phúc, tức là góp phần tạo nên sức mạnh của dân tộc, của đất nước. Vấn đề xây dựng và gìn giữ văn hóa gia đình đang được đặt ra một cách cấp bách, đặc biệt là vấn đề đạo đức gia đình. Do đó, ngày càng cần phải phát huy vai trò của NCT trong việc hình thành những giá trị văn hoá gia đình, chọn lọc, phát triển, truyền lại những giá trị văn hoá tốt đẹp cho các thế hệ sau.
Đỗ Hiền
Tin cùng chuyên mục
- Hội Nhà báo Việt Nam - Hành trình “Về nguồn” 20.04.2025 | 17:10 PM
- Khai mạc lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2025 09.03.2025 | 18:18 PM
- Gần 350 vận động viên nữ tham gia hội thi kéo co tại lễ hội đền Trần 14.02.2025 | 17:30 PM
- Thi têm trầu cánh phượng tại lễ hội đền Trần 13.02.2025 | 15:57 PM
- Lễ tế mở cửa đền và dâng hương tại khu lăng mộ các vua Trần 10.02.2025 | 15:12 PM
- Khánh thành trùng tu đền thờ Linh Từ Quốc Mẫu 16.11.2024 | 16:47 PM
- Tái hiện chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng bằng 700 drone 06.05.2024 | 08:25 AM
- Lễ hội truyền thống Bổng Điền đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 20.04.2024 | 22:23 PM
- Tăng cường quản lý hoạt động du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 03.04.2024 | 15:34 PM
- CLB Thư pháp Hán Nôm huyện Quỳnh Phụ kỷ niệm 10 năm thành lập 17.12.2023 | 17:21 PM
Xem tin theo ngày
-
Triển khai cuộc giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Kết luận số 44-KL/TW và Kế hoạch số 123-KH/TU
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy dâng hương tưởng niệm các anh hùng, người có công với cách mạng, tướng lĩnh Quân đội quê Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã
- Tuyên dương nạn nhân chất độc da cam điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác lấy ý kiến nhân dân về đề án hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã tại một số địa phương
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra việc lấy ý kiến cử tri về việc hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy: Thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn thành phố Thái Bình