Thứ 2, 05/05/2025, 10:29[GMT+7]

Những nước nào trên thế giới đón tết âm lịch giống Việt Nam?

Thứ 5, 12/02/2015 | 09:51:24
1,917 lượt xem
Cũng giống như Việt Nam, tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của nhiều nước châu Á. Ở nhiều nước, thời điểm giao mùa này cũng được tính từ ngày đầu tiên của tháng âm lịch đầu tiên.

Trong nhà, ngoài phố tràn ngập sắc đỏ trong ngày tết ở Trung Quốc.

 

Trung Quốc

 

Tết cổ truyền ở Trung Quốc là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Bắt đầu từ ngày 8/12 âm lịch, mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn tết để được đoàn tụ với gia đình.

 

Mỗi dịp năm hết tết đến, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái tết vui vẻ, một năm mới an lành. Người ta viết lên giấy đỏ những lời cầu chúc rồi dán lên cửa, cắt giấy hoa văn thể hiện niềm hy vọng rồi dán lên cửa sổ, làm một thứ bánh gói - ngụ ý gói những điều chúc phúc ở trong đó. Trước ngày tết, người Trung Quốc cũng làm vệ sinh nhà cửa để “xả xui”.

 

Ngày tết, người Trung Quốc cũng có thói quen quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để dâng lên tổ tiên. Mỗi năm trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm.

 

Hàn Quốc

 

Buổi tối trước giao thừa, người Hàn Quốc thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần; mặc trang phục truyền thống Hanbok hoặc những bộ quần áo đẹp nhất để cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Ðêm giao thừa, người Hàn Quốc đốt các thanh tre trong nhà để xua đuổi tà ma. Người Hàn Quốc quan niệm đêm giao thừa không ai ngủ vì nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.

 

Hộp quà tết của người Hàn Quốc.

 

Mâm cỗ cúng giao thừa của người Hàn Quốc thường có tới hơn 20 món, trong đó không thể thiếu món ttok-kuk (một loại phở nước được chế từ bò hay gà) và món cay kim chi.

 

Sáng mùng 1 tết, người Hàn Quốc có phong tục tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo cổ truyền, uống gui balli sool, một loại rượu bổ làm cho thính giác tinh nhạy, sau đó tiến hành nghi lễ cúng tổ tiên, gọi là Chesa do trưởng nam trong gia đình đứng ra làm lễ.

 

Người Hàn Quốc mặc quần áo truyền thống của dân tộc mình chơi trò tuho (ném tên) trong ngày tết Nguyên đán.

 

Ngày tết, trước cửa nhà người Hàn Quốc không thể thiếu một cái xẻng bằng rơm (gọi là bok jo ri) với ý nghĩa hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, nhận được phúc lộc quanh năm.

 

Triều Tiên

 

Trước kia, người Triều Tiên đón tết vào tháng 10 và tháng 11, gần đây mới chuyển dần sang mồng 1 tháng Giêng.

 Món cơm thuốc không thể thiếu trong ngày tết của người Triều Tiên.

 

Ngày tết Nguyên đán ở Triều Tiên không thể thiếu 2 phong tục: đuổi quỷ và đốt tóc. Ðể đuổi quỷ, họ bện một người nộm bằng rơm, nhét tiền vào trong ruột, sáng sớm mồng 1 tết đem vứt ra ngã tư đường với ý tống khứ ma quỷ, nghênh đón điều tốt lành. Tục đốt tóc thường được làm vào buổi chiều mồng 1, người ta đem tóc rụng thu nhặt trong cả năm ra đốt sạch với mong ước năm mới gặp nhiều bình an và xua đuổi dịch bệnh.

 

Món ăn không thể thiếu trong dịp tết của người Triều Tiên đó là món cơm thuốc. Ðể chế biến món này, người ta đem gạo nếp hấp qua rồi trộn với mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương... rồi hấp chín.

 

Tết của người Triều Tiên kéo dài hàng tuần với nhiều phong tục truyền thống đặc sắc như dán hình động vật lên cửa để cầu may, mời thầy pháp saman đến cúng tế và xem bói, tổ chức đón trăng mọc.

on> 

Singaporeon>

 

Màn múa lân không thể thiếu trong các lễ hội vào dịp tết của người Hoa ở Singaporeon>.

 

Người Singaporeon> rất coi trọng việc vui đón tết cổ truyền. Diễn ra cùng thời điểm với tết Nguyên đán của người Việt Nam, những ngày tết ở Singapore thường diễn ra lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.

 

Mông Cổ

 

Mông Cổ là một trong số ít quốc gia ăn tết âm lịch giống Việt Namon>. Ở Mông Cổ, hai dịp lễ quan trọng được chờ đợi nhất là tết Tháng trắng (người dân địa phương gọi là Tsagaan Sar) vào tháng Giêng và tết Naadam vào tháng 7.

 

Mâm cỗ giao thừa của người Mông Cổ.

 

Những ngày này, mọi người cùng “rửa sạch” cả thể xác lẫn tâm hồn để đón chào khởi đầu mới, tốt đẹp hơn. Nghi thức trước giao thừa của người Mông Cổ là rửa sạch chén bát với sữa ngựa.

 

Vào thời khắc giao thừa, người Mông Cổ thực hiện tục uống trà đầu năm. Trước tiên, họ pha trà, rót ra 1 chén đầu tiên, đem ra trước sân nhà vẩy khắp 4 hướng. Chén trà thứ hai dành mời chủ nhà, sau đó lần lượt mời các thành viên khác trong gia đình.

 

Món ăn truyền thống trong tết Tsagaan Sar là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz (giống như bánh bao), thịt cừu, thịt bò, sữa dê, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô, thịt cừu nướng, thịt ngựa, bánh buuz, sữa ngựa lên men hoặc rượu vodka trộn sữa. 

 

Cũng giống như Việt Nam, tại nhiều nước Ðông Á khác, ngày tết cổ truyền là dịp để các thành viên xa gia đình trở về đoàn tụ trong sự hòa thuận, yêu thương và mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.

Nguồn vov.vn

 

 

  • Từ khóa