Sri Lanka mùa lễ hội
Tết là dịp để người Tamil tổ chức các buổi biểu diễn cộng đồng.
Hai dân tộc chính ở Sri Lanka là người Sinhala và người Tamil nên ngày Tết của họ cũng đông vui nhất. Aluth Avurudda (Tết của người Sinhala) khởi đầu vào ngày 13 tháng 4 hằng năm, còn Puthandu (Tết của người Tamil) diễn ra một ngày sau đó. Sau khi dâng lễ vật tại đền thờ, người dân tham gia những lễ hội ngoài trời. Các hoạt động giải trí được ưa thích nhất là đốt pháo, ném dừa, đấu vật và đua ngựa. Ở một số thành phố như Nuwara Eliya, người ta còn tổ chức những buổi diễu hành và hội chợ triển lãm.
Sau cả một ngày dài chơi bời, các thành viên trong gia đình sẽ tụ họp lại cùng nhau làm cỗ. Họ có nhiều món ăn đặc biệt chỉ dịp này mới làm như súp xoài mangai-pachadi, bánh gạo kiribath nấu bằng nước dừa và bánh rán kokis. Các gia đình đông người ngoài việc ăn uống còn tự tổ chức đánh trống thổi kèn mua vui. Nếu du khách nhận được lời mời tham dự bữa ăn ngày Tết của người Sri Lanka, hãy lấy đó làm điều vinh dự. Điều này có nghĩa rằng họ coi bạn như người nhà.
Ngày lễ lớn thứ hai trong năm của người Tamil là lễ Pongal, diễn ra từ ngày 14 - 15 tháng 1 hằng năm. Đây là dịp để người Tamil tạ ơn thần mặt trời Surya đã ban cho họ một vụ mùa bội thu. Họ chuẩn bị cho Pongal cả tháng trước khi ngày lễ diễn ra. Các gia đình Tamil tất bật trang hoàng nhà cửa, mua sắm đồ đạc mới. Họ làm vậy bởi vì trong ngày đầu tiên của lễ, người Tamil sẽ bỏ hết quần áo, đồ đạc cũ thành một đống rồi châm lửa đốt như cách để loại bỏ cái cũ, đón cái may mới vào nhà.
Mâm cỗ ngọt ngày Tết của người Sinhala.
Vào ngày lễ thứ hai, các gia đình sẽ làm món pongal từ gạo mới cùng đậu xanh, bạch đậu khấu... nấu với nước mía trong niêu đất. Đây đều là các sản phẩm nông nghiệp chính của người Tamil. Ngày thứ ba được con người dành cho loài vật đã khổ công làm giàu cho mình. Những con trâu bò được tắm nước thơm, sơn sừng, đeo vòng hoa và cho ăn hoa quả. Còn ngày lễ thứ tư và cuối cùng là để mọi người thăm viếng họ hàng, làng xóm của mình. Trong cả bốn ngày lễ đấy có những đám rước, đám diễn kịch, trò chơi dân gian được tổ chức liên tục ngoài trời.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lễ dâng hương tưởng niệm 1982 năm ngày hóa của Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục 14.04.2025 | 16:12 PM
- Khai mạc lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2025 09.03.2025 | 18:18 PM
- Khai mạc lễ hội đền Rèm 28.02.2025 | 16:25 PM
- Gần 350 vận động viên nữ tham gia hội thi kéo co tại lễ hội đền Trần 14.02.2025 | 17:30 PM
- Thi têm trầu cánh phượng tại lễ hội đền Trần 13.02.2025 | 15:57 PM
- Hơn 1.000 người tham gia rước nước tại lễ hội đền Trần 10.02.2025 | 21:08 PM
- Lễ tế mở cửa đền và dâng hương tại khu lăng mộ các vua Trần 10.02.2025 | 15:12 PM
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
Xem tin theo ngày
-
Lãnh đạo 2 tỉnh Trà Vinh - Thái Bình dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tại Đền thờ Bác Hồ, Nghĩa trang liệt sĩ và Bia chiến thắng tỉnh Trà Vinh
- Họp mặt giao lưu Trà Vinh - Thái Bình “Thủy chung son sắt - thắm đượm nghĩa tình”
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Quỳnh Phụ
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Kiến Xương
- Ra quân tuần tra kiểm soát vũ trang, phòng chống tội phạm
- Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh: Ban hành 2 Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh
- Quyết liệt xử lý các tồn tại để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án, công trình chậm tiến độ
- Thống nhất chủ trương tiếp nhận Dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J tại khu công nghiệp Hưng Phú, huyện Tiền Hải