Ngày mai (10/12), TP Hồ Chí Minh tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cho người dân
Ảnh minh họa.
Người có tình trạng suy giảm miễn dịch như cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang hoặc đã sử dụng thuốc ức chế miễn dịch phải trên 18 tuổi và đã tiêm mũi vaccine cuối cùng ít nhất 28 ngày.
Còn đối với lực lượng tuyến đầu, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, cần đảm bảo đã tiêm mũi cuối cùng ít nhất 6 tháng.
Đồng thời, thành phố ưu tiên tiêm cho người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên.
Theo dự kiến trước đó, lộ trình thực hiện tùy theo nguồn cung ứng vaccine.
Tháng 12/2021, thành phố tập trung tiêm cho người bệnh suy giảm miễn dịch đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 28 ngày, đồng thời tiêm cho người đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 6 tháng.
Từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2022, thành phố tiêm cho người đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 6 tháng theo thứ tự ưu tiên; tiếp tục tiêm cho người bệnh suy giảm miễn dịch đủ liều cơ bản ít nhất 28 ngày; đảm bảo bao phủ liều nhắc lại cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên sinh sống trên địa bàn vào cuối năm 2022.
Theo lộ trình đã được xây dựng trước đó, trong tổng số 6,3 triệu liều vaccine tiêm trong thời gian tới, tháng 12/2021, thành phố cần hơn 64.600 liều vaccine; tháng 1/2022 cần hơn 29.400 liều; tháng 2/2022 cần hơn 235.300 liều; tháng 3/2022 cần hơn 3,1 triệu liều; tháng 4/2022 cần hơn 2,2 triệu liều; tháng 5/2022 cần hơn 422.000 liều, tháng 6/2022 cần hơn 157.000 liều.
Vaccine sử dụng là loại được Bộ Y tế phê duyệt và cung cấp. Việc tiêm được thực hiện theo nguyên tắc, nếu trước đó tiêm cùng loại hay khác loại vaccine thì tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA. Riêng với vaccine của hãng Sinopharm, nếu đã tiêm liều cơ bản hoặc liều bổ sung thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại hoặc vaccine mRNA, Astra Zeneca.
Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh lưu ý người dân cần thực hiện tốt nhất các quy định phòng, chống dịch, đặc biệt là biện pháp 5K; cố gắng thực hiện các thói quen tốt như đeo khẩu trang, khử khuẩn thường xuyên hơn, giảm bớt việc tụ tập với khoảng cách gần để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Anh triển khai vắc xin mới điều trị 15 loại ung thư 02.05.2025 | 20:53 PM
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam