Đoàn kết vì sức khỏe toàn cầu
Phiên khai mạc Khóa họp lần thứ 78 của Đại hội đồng LHQ. Ảnh: UN
Hội nghị cấp cao về bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 đạt kết quả quan trọng, với một tuyên bố chính trị nêu bật cam kết đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân từ nay đến năm 2030. Dư luận hoan nghênh văn kiện này, song cũng cho rằng, để hiện thực hóa những cam kết cần nhiều hành động mạnh mẽ, quyết đoán, với các quyết định mới về ngân sách và chính sách.
Hiện có ít nhất 4,5 tỷ người không được cung cấp đầy đủ dịch vụ y tế thiết yếu; hơn 1,3 tỷ người đang sống trong cảnh nghèo khổ và cố gắng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản. Những con số này phản ánh rõ sự bất bình đẳng về y tế trên toàn cầu.
Tương tự cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, hay ứng phó khủng hoảng đa dạng sinh học, trong cuộc đương đầu với các thách thức y tế, chia sẻ trách nhiệm tài chính tiếp tục là vấn đề nan giải. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới (WB), thế giới cần thêm 200 tỷ đến 328 tỷ USD mỗi năm để tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản ở các nước thu nhập thấp và trung bình, qua đó giúp các hệ thống y tế đáp ứng được tới 90% các dịch vụ y tế thiết yếu.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) mới đây cho biết, việc thiếu kinh phí đang cản trở nỗ lực triển khai các chương trình hỗ trợ tại Sudan, trong đó có hỗ trợ về y tế. Cơ quan này chỉ nhận được 1/4 trong số 838 triệu USD mà họ cần phải có để giúp đỡ khoảng 10 triệu trẻ em ở Sudan. Theo UNICEF, việc càng ít kinh phí hỗ trợ đồng nghĩa rằng càng có nhiều trẻ em tử vong.
Đại dịch Covid-19 hoành hành đã làm bộc lộ nhiều điểm bất cập của hệ thống y tế toàn cầu, mà nổi bật là sự tiếp cận thiếu công bằng về dịch vụ y tế. Sau gần 4 năm toàn thế giới căng sức chống dịch, nhiều bài học kinh nghiệm đã được rút ra từ cơn đại dịch này, trong đó có bài học về tinh thần chia sẻ thay vì “mạnh ai nấy làm”, chạy đua tích trữ vaccine.
Thế giới từng chứng kiến nghịch lý là nơi thì dư thừa vắc-xin ngừa Covid-19 đến mức phải vứt bỏ vì quá hạn sử dụng, nơi lại không có vaccine để bảo vệ người dân. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từng nói: “Sự bất công về vắc-xin là một nỗi xấu hổ với toàn nhân loại”. WHO cho biết đang thúc đẩy đàm phán về một thỏa thuận quốc tế nhằm bảo đảm thế giới được trang bị tốt hơn để ứng phó hiệu quả trong trường hợp xảy ra các cuộc khủng hoảng y tế khác trong tương lai. Thỏa thuận này cũng yêu cầu các nước giàu phải gánh vác trách nhiệm ở mức tương xứng với “tiềm lực và tài nguyên” của mình.
Dịch bệnh, các cú sốc về năng lượng, lương thực cùng tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đang làm xói mòn nỗ lực đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG). Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét gần đây cho biết, tình trạng biến đổi khí hậu và xung đột cản trở nỗ lực giải quyết các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây tử vong cao nhất thế giới. Cụ thể, các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt khiến dịch vụ y tế quá tải, buộc các cộng đồng phải di dời, làm bùng phát, lây lan bệnh truyền nhiễm và làm gián đoạn công tác chữa trị ở nhiều khu vực. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhân sự trong ngành y tế lên đến mức đỉnh điểm ở một số quốc gia như Anh, Đức... cũng là thách thức nghiêm trọng.
Bài học về tinh thần đoàn kết và các cơ chế thúc đẩy tiếp cận công bằng dịch vụ y tế từ dịch Covid-19 vẫn giữ nguyên giá trị trong bối cảnh hiện nay. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các nước có các khoản đóng góp tài chính mạnh mẽ hơn và hành động tạo ra những thay đổi bước ngoặt để cải thiện hệ thống y tế toàn cầu.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
-
Triển khai cuộc giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Kết luận số 44-KL/TW và Kế hoạch số 123-KH/TU
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy dâng hương tưởng niệm các anh hùng, người có công với cách mạng, tướng lĩnh Quân đội quê Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã
- Tuyên dương nạn nhân chất độc da cam điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác lấy ý kiến nhân dân về đề án hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã tại một số địa phương
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra việc lấy ý kiến cử tri về việc hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy: Thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn thành phố Thái Bình