Thổi hồn cho cây cảnh
Nhờ đôi tay tài hoa của ông Thiều, nhiều cây cảnh đã trở thành tác phẩm nghệ thuật.
Sinh ra và lớn lên ở làng vườn Bách Thuận, lòng đam mê, yêu thích cây cảnh “thấm vào máu” từ khi ông Thiều còn bé. Năm 1992, sau khi lập gia đình, được cha mẹ chia vườn đất riêng, chàng thanh niên 25 tuổi Hoàng Văn Thiều bắt đầu gắn bó với nghề trồng cây cảnh. Không có trường lớp đào tạo về chăm sóc, kỹ thuật cắt tỉa cây cảnh, ông Thiều chủ yếu tự tìm hiểu, nghiên cứu, tự sáng tạo ra các dáng, thế mà mình yêu thích; ngoài ra, ông thường xuyên giao lưu, học hỏi, tham khảo những nhà vườn nổi tiếng ở Nam Điền (Nam Định), ở sách, báo chuyên về cây cảnh để nâng cao kiến thức, tay nghề.
Ông Thiều thường chọn sanh hoặc tùng la hán để làm cây nghệ thuật vì các cây này có sức sống bền bỉ, lá nhỏ, tạo hình đẹp và dễ uốn cành. Để có một cây sanh, tùng đẹp, trở thành cây nghệ thuật, trước hết phải nhờ đôi mắt tinh tế của nghệ nhân, lựa chọn kỹ càng từ khi mua cây phôi, đó là cây phải có “bệ” đẹp, tức là phần rễ và củ rễ phải đẹp. Có nhiều dáng thế được mọi người ưa chuộng như dáng long, dáng trực, dáng lão, dáng hoành, dáng thác đổ... Để tạo thế, dáng đòi hỏi người chơi phải có sự sáng tạo, tinh tế và kỹ thuật tạo hình điêu luyện. Mỗi cây có thế, dáng khác nhau, lúc đầu chỉ là cây thô chưa rõ nét, ông Thiều tỉ mỉ quan sát các yếu tố về rễ, thân, cành, lá... uốn sửa, cắt tỉa, tạo hình để đưa vào một thế, dáng đẹp. Cây tự nhiên có đẹp đến mấy nhưng nếu không cắt tỉa, tạo dáng cân đối giữa chiều cao, chiều rộng thì sẽ không thể tôn thêm vẻ đẹp của cây, không thể trở thành một tác phẩm đẹp và quý. Thời gian tạo dáng, uốn sửa cây là cả quá trình lâu dài, đòi hỏi nghệ nhân phải có lòng đam mê và sự kiên trì. Đối với sanh, tùng la hán, cây có độ tuổi từ 5 - 7 năm vẫn được coi là cây non, cây phôi. Ông Thiều chia sẻ: Khi mới bắt cây vào thế là giai đoạn vất vả nhất, phải sử dụng dây nhôm uốn cành, vài tháng lại dỡ ra uốn lại, bàn tay thợ uốn cây cũng phải khỏe mới đủ sức uốn. Để thân, cành cây mềm dễ uốn, không bị giòn, gãy cành, ông Thiều uốn khi trời nắng nóng nên công việc này khá vất vả. Cây cảnh cũng tương tự như đồ cổ, cây càng cao tuổi, càng có giá trị cao. Có nhiều cây, vì đam mê không nỡ bán, ông Thiều đã gắn bó, chăm chút như những người bạn quý suốt hàng chục năm qua.
Gần 30 năm gắn bó với nghề, ông Thiều đã tạo ra hàng trăm cây cảnh cũng là hàng trăm tác phẩm nghệ thuật từ cây, theo người đam mê cây cảnh đi khắp miền đất nước. Khi hỏi giá cây cảnh nghệ thuật, ông Thiều chia sẻ: Cây cảnh không có giá cụ thể, có thể vài chục triệu đồng, vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Đối với những người am hiểu cây cảnh nghệ thuật và có điều kiện kinh tế, khi đã ưng thì giá nào cũng mua. Thậm chí có người mua nhưng không phải ai cũng nhận ra và hiểu hết giá trị của cây. Đối với ông Thiều, đó không còn là những cái cây mà chính là những tác phẩm nghệ thuật mà ông dồn cả tâm huyết để tạo ra. Hiện trong vườn nhà ông Thiều còn gần 100 cây sanh nghệ thuật, nhiều khách đã trả giá hàng trăm triệu đồng/cây hoặc nửa tỷ đồng/cặp cây sanh nhưng ông Thiều vẫn nặng lòng với cây, muốn giữ lại bên mình thêm nữa.
Ngoài cây cảnh nghệ thuật chơi theo đam mê, không quá trọng về nguồn thu, gia đình ông Thiều có gần 1ha vườn sản xuất cây cảnh các loại theo nhu cầu thị trường như tường vi, vạn tuế, hồng, mẫu đơn... Ngoài ra còn kinh doanh cây cảnh của địa phương xuất ra thị trường trong và ngoài nước mang lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng mỗi năm. Nguồn thu nhập này tạo điều kiện để ông Thiều nuôi dưỡng niềm đam mê cây cảnh nghệ thuật đồng thời cây cảnh nghệ thuật cũng góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình ông.
Năm 2015, ông Hoàng Văn Thiều được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào phát triển kinh tế sinh vật cảnh. Năm 2016, ông được Hội Sinh vật cảnh tỉnh tặng danh hiệu “Nghệ nhân sinh vật cảnh” và được Trung ương Hội Sinh vật cảnh Việt Nam vinh danh nghệ nhân, chủ nhà vườn tiêu biểu toàn quốc.
Quỳnh Lưu
Tin cùng chuyên mục
- 56 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia đợt 2 tại Thái Bình 31.08.2020 | 16:37 PM
- Thủ khoa sau khi "vấp ngã" 29.08.2020 | 06:28 AM
- Liên đoàn Lao động Thành phố: Tuyên dương, khen thưởng 93 học sinh vượt khó học giỏi, đạt thành tích cao trong học tập 28.08.2020 | 17:57 PM
- Tạo sinh kế để phụ nữ thoát nghèo 28.08.2020 | 18:02 PM
- Trao kinh phí hỗ trợ mổ tim cho bệnh nhân nghèo 28.08.2020 | 14:51 PM
- Đông La: Tiếp nhận gần 93 triệu đồng ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 28.08.2020 | 14:52 PM
- Tặng hơn 60.000 khẩu trang cho người dân 29.08.2020 | 20:51 PM
- Nòng cốt trong công tác phòng, chống lụt bão 28.08.2020 | 10:32 AM
- Tặng xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó 27.08.2020 | 19:52 PM
- Huyện đoàn Quỳnh Phụ triển khai phong trào "Thanh niên tình nguyện – Ngại gì Covid" 27.08.2020 | 19:53 PM
Xem tin theo ngày
-
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Quỳnh Phụ
- Ra quân tuần tra kiểm soát vũ trang, phòng chống tội phạm
- Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh: Ban hành 2 Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh
- Quyết liệt xử lý các tồn tại để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án, công trình chậm tiến độ
- Thống nhất chủ trương tiếp nhận Dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J tại khu công nghiệp Hưng Phú, huyện Tiền Hải
- Thường trực HĐND tỉnh thống nhất thông qua kết quả thẩm tra các nội dung trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh
- Hội nghị Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các anh hùng liệt sĩ
- Triển khai cuộc giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Kết luận số 44-KL/TW và Kế hoạch số 123-KH/TU