Có nên tận dụng kem chống nắng cũ?
Sử dụng kem chống nắng vừa đủ để có tác dụng tốt nhất.
Thông thường, thời hạn sử dụng của mỹ phẩm thường là 3 năm. Nghĩa là chỉ cần được bảo quản đúng cách, mỹ phẩm chưa mở có thể được mở bất kỳ lúc nào trong vòng 3 năm này và sử dụng một cách an toàn. Để xác định kem chống nắng có còn khả năng bảo vệ sau một thời gian bảo quản hay không, bạn có thể tham khảo những phương pháp đơn giản sau:
Thoa một lượng nhỏ kem chống nắng vào sau tai và quan sát da sau 15 phút để xem có bất kỳ phản ứng phụ nào như châm chích, đỏ, sưng hoặc ngứa.... Nếu mọi thứ đều bình thường, bạn có thể yên tâm sử dụng.
Nếu kem chống nắng dạng nhũ tương đã mở thì thời gian sử dụng được là 6 tháng. Sau đó thì bạn không nên dùng tiếp.
Nếu kem chống nắng được bảo quản ở môi trường khô ráo và mát mẻ, chẳng hạn như ngăn kéo hoặc tủ ở nhiệt độ phòng, thì bạn có thể sử dụng sau khi đã xét nghiệm sau vành tai. Bạn không nên tiếp tục sử dụng kem chống nắng được bảo quản trong môi trường bảo quản ẩm ướt và nóng như trong phòng tắm.
Thận trọng khi dùng kem chống nắng an toàn cho da. (Ảnh: Shutter stock)
Khi dùng kem chống nắng, bạn nên lưu ý 4 điều sau:
1. Chú ý đến liều lượng: Lượng kem chống nắng thông thường nên dùng là khoảng một đồng xu trên phần mặt. Nếu sử dụng hàng ngày, bạn cần dùng hết một chai kem chống nắng 30ml trong vòng 1 tháng. Nếu lượng kem chống nắng không đủ, khả năng bảo vệ của kem chống nắng sẽ bị yếu đi.
2. Thoa kem chống nắng ngay cả trong những ngày nhiều mây: Cường độ bức xạ cực tím vào những ngày nhiều mây chỉ thấp hơn khoảng 20% so với những ngày nắng và cũng có thể gây tổn thương da. Do đó bạn nên bôi kem chống nắng đều đặn để bảo vệ da tốt nhất.
3. Nhớ thoa lại kem chống nắng thường xuyên khi ra ngoài trời: Khi ra ngoài trời, bạn nên thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ đồng hồ. Liều lượng mỗi lần tương đương nhau, khoảng 1 đồng xu.
4. Rửa mặt và tẩy trang kịp thời: Sau khi mặt trời lặn, bạn nên rửa sạch kem chống nắng càng sớm càng tốt. Đối với các loại kem chống nắng không thấm nước, bạn nên sử dụng dầu tẩy trang để làm sạch.
Vào mùa hè và buổi trưa khi tia cực tím mạnh, nên tránh ra nắng. Nếu bắt buộc phải đi ngoài trời, cần sử dụng các biện pháp chống nắng để che chắn như ô, mũ che nắng, quần áo chống nắng, kính râm, khẩu trang... Kem chống nắng chỉ là biện pháp hỗ trợ chứ không có tác dụng che chắn, bảo vệ tốt bằng các vật dụng đã nêu trên.
Theo: vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Sau khi lũ rút, làm gì để bảo vệ sức khoẻ? 12.09.2024 | 19:46 PM
- Vị thuốc quý từ cây hà thủ ô 14.06.2024 | 10:17 AM
- Vị thuốc quý từ cây hà thu ô 10.06.2024 | 08:25 AM
- “Thuốc” gì chữa bệnh tham - sân - si? (Kỳ 1) 12.01.2024 | 16:38 PM
- Hội thi chung kết tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trường học tỉnh năm 2023 12.11.2023 | 21:13 PM
- Câu chuyện về “kẻ cắp” ánh sáng thầm lặng 18.03.2023 | 10:53 AM
- Rươi và những điều nên biết 29.11.2022 | 14:29 PM
- Dược phẩm Tâm Bình gặp mặt, tri ân nhà thuốc tỉnh Thái Bình 15.11.2022 | 20:11 PM
- Những điều cần biết về Quân - Thần - Tá - Sư 18.04.2022 | 09:00 AM
- Hậu Covid-19 có gây vô sinh? Di chứng hậu Covid-19 hay gặp và cách khắc phục 04.04.2022 | 08:09 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam