Hồng Phong ngày mới
Làng lúa, làng dâu
Hồng Phong có tổng diện tích đất trồng dâu gần 195 ha, gấp 1,2 lần đất cấy 2 vụ lúa. Anh Lê Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND xã cho chúng tôi biết: Những làng quê trồng dâu nuôi tằm kéo kén, thủy chung với bờ bãi phù sa dọc theo chiều dài sông Hồng bây giờ không còn nhiều. Bền bỉ vượt bao thăng trầm của thương trường, Hồng Phong vẫn còn gần 2.000 hộ nuôi tằm, duy trì nghề truyền thống của ông cha. Dù thời nào thì nghề tằm tang vẫn bận rộn như nuôi con thơ, mỏi tay vít cành dâu khi tằm ăn rỗi.
Bây giờ, với việc đưa khoa học kỹ thuật áp dụng vào các công đoạn sản xuất, người nuôi tằm không phải “ăn cơm đứng” như trong câu tục ngữ xưa. Những giống dâu mới, năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, lần lượt thay thế các giống dâu lá nhỏ, mỏng. Giống trứng tằm vừa cho chất lượng kén tốt còn đưa năng suất kén cao hơn nhiều trước đây, bình quân đạt 45 kg kén/sào dâu/năm, bán giá 70 ngàn đồng/kg (tăng 10 ngàn so với năm trước). Tính ra, nguồn thu từ cây dâu, con tằm của Hồng Phong không dưới 10 tỷ đồng/năm (tổng thu từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản toàn xã năm 2010 ước đạt 34,3 tỷ đồng).
Hồng Phong có 2 HTX dịch vụ nông nghiệp là bà đỡ của xã viên trong các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất. Do tuân thủ chặt chẽ nông lịch “xuân muộn, mùa sớm”, vụ đông 2010 - 2011, Hồng Phong và Vũ Đoài dẫn đầu huyện về sản xuất vụ thứ 3 trong năm. Toàn xã gieo trồng trên 484 ha, tăng 34 ha so với vụ đông năm trước. Trong đó ngô trên 93 ha, đậu tương 74 ha, khoai tây 32 ha, còn lại là bí, rau xanh. Những hộ thâm canh 1,5 mẫu trở lên thôn nào cũng có.
Hồng Phong đang khắc phục những trở ngại lớn để thực hiện mục tiêu đưa nông nghiệp phát triển theo xu hướng sản xuất hàng hóa. Bình quân đất canh tác các thôn 5,3 thửa/hộ (lúa 2 thửa, dâu 3,3 thửa/hộ). Vì vậy, chủ trương dồn điền đổi thửa đất lúa, đất dâu được nhân dân đồng tình, nhất trí. Các thôn tổ chức bàn bạc dân chủ, công khai, thống nhất với dự kiến của xã góp tiền 60 ngàn đồng/sào, 20 m2đất/khẩu. Mục tiêu sau dồn đổi mỗi hộ canh tác 3 thửa (1 thửa lúa, 2 thửa dâu). Những ngày cuối năm Tân Mão, địa phương dồn sức làm thủy lợi nội đồng với tổng khối lượng dự kiến 54.178 m3. Kinh phí khoảng 1,2 tỷ đồng, vừa huy động sức dân vừa thuê 2 máy xúc đào đắp.
Mở hướng làm giàu
Những năm gần đây, bên cạnh việc chăn nuôi lợn, cá truyền thống, nhân dân được Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT, Quỹ tín dụng nhân dân xã tiếp vốn, đã đưa nhiều con đặc sản như nhím, cá sấu, ba ba, rắn, hươu... vào chăn nuôi. Anh Vũ Tiến Dung Phó Chủ tịch UBND xã nuôi đàn nhím 10 con, Phạm Luân nuôi 12 con. Có 5 hộ, mỗi hộ nuôi 20 - 25 con cá sấu là anh Vũ Hà, Lưu Trọng Khuynh, Lê Toàn... Bác Phạm Xuân Phiếu lúc cao điểm nuôi trên 30 con hươu lấy nhung, Bác Lương (thôn Kênh Đào) nuôi thỏ sinh sản. Một số gia trại duy trì đàn lợn trên dưới 100 con như anh Phu, anh Quý (thôn Đoàn Kết).
Cùng anh Hoàng Văn Tải, Chủ nhiệm HTX Vũ Hồng, chúng tôi có dịp đến thăm mô hình xen canh rau - dâu thôn Thái Phú Đoài. Trên đường đi, anh Tải cho biết: thu nhập của nhiều hộ đạt 120-150 triệu đồng/ha. Vũ Văn Chiến thôn Thái Phú Đoài có 200/340 hộ trồng rau xen dâu. Trong đó 30 - 40 hộ trồng 1,5 mẫu rau trở lên. Cây rau ở đây trồng trên đất phù sa sông Hồng, tưới nước sông Hồng, nuôi gần trăm con em tốt nghiệp cao đẳng, đại học, thạc sỹ . Anh Chiến, anh Hóa cho biết: Trước đây, hiếm có nhà trồng đến 1 vạn cây rau bắp cải/lứa vì vợ chồng con cái gánh nước tưới cũng đã oằn vai. Giờ nhiều nhà trồng vài vạn bắp cải/lứa thấy không vất vả, vì hệ thống mương máng tưới tiêu thuận lợi. Dùng máy bơm cole, mua vài chục mét ống nhựa, kéo nước khắp ruộng. Nhà nước lại miễn tiền thủy lợi phí nên người trồng rau có lãi do chi phí giảm nhiều, nhất là những hộ tự mua hạt giống về gieo. Gia đình anh Chiến bán rau bắp cải thu 1 triệu đồng mỗi ngày.
Điều đặc biệt không nhiều người biết đó là con tằm rất mẫn cảm. Lá dâu nuôi tằm đòi hỏi sạch tuyệt đối nên không bao giờ người trồng dâu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phun trừ sâu như với cây lúa. Cây rau trồng xen vào rãnh dâu vì thế luôn là rau sạch. Thật tiếc là rau Hồng Phong chưa có thương hiệu.
Bài, ảnh: Bảo Linh
Tin cùng chuyên mục
- Thái Bình - phá thế ốc đảo, tạo liên kết vùng, đột phá phát triển kinh tế - xã hội 21.03.2025 | 08:38 AM
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
Xem tin theo ngày
-
Tỉnh Trà Vinh đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, kỷ niệm 65 năm kết nghĩa Trà Vinh - Thái Bình
- Đoàn công tác tỉnh Thái Bình thăm Trường THCS Thái Bình tại huyện Càng Long
- Lãnh đạo 2 tỉnh Trà Vinh - Thái Bình dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tại Đền thờ Bác Hồ, Nghĩa trang liệt sĩ và Bia chiến thắng tỉnh Trà Vinh
- Họp mặt giao lưu Trà Vinh - Thái Bình “Thủy chung son sắt - thắm đượm nghĩa tình”
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Quỳnh Phụ
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Kiến Xương
- Ra quân tuần tra kiểm soát vũ trang, phòng chống tội phạm
- Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh: Ban hành 2 Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh