Phòng chống dịch bệnh ở vật nuôi Ý thức người dân luôn giữ vai trò quyết định
Chăn nuôi gia cầm theo phương thức công nghiệp của một hộ nông dân xã Đông Xuân, huyện Đông Hưng. Ảnh: Minh Đức
Tính đến đầu tháng 2, đã có 8 xã ở 5 huyện, thành phố xuất hiện dịch LMLM, tổng số gia súc mắc bệnh là 266 con, trong đó 81 con đã chết. Cùng với dịch LMLM, hiện tại các tỉnh, thành phố tiếp giáp với chúng ta còn xuất hiện dịch cúm gia cầm. Trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm trong không khí lại cao là môi trường rất thuận lợi để dịch lây lan, bùng phát trên diện rộng.
Nếu không được kiểm soát, khoanh vùng, dập dịch ngay từ ổ thì tác động của dịch bệnh đến chăn nuôi, nhất là chăn nuôi tập trung sẽ rất lớn. Đặc biệt nếu để xuất hiện dịch kép, cả LMLM và cúm gia cầm thì thiệt hại sẽ càng nghiêm trọng hơn bởi số lượng vật nuôi trong dân hiện rất lớn. Chỉ riêng huyện Quỳnh Phụ đã có gần 10.000 con trâu bò, khoảng 155.000 con lợn và hơn 1 triệu con gia cầm. Phần lớn số gia súc và gia cầm nói trên tập trung chủ yếu tại các gia trại và trang trại nên khi dịch bùng phát thiệt hại đối với chủ nuôi sẽ rất lớn, có hộ mất hàng trăm, thậm chí cả tỷ đồng...
Ngay khi xuất hiện dịch bệnh, các ngành chức năng và chính quyền các cấp đã nhanh chóng vào cuộc chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt một số giải pháp như: Lập chốt kiểm soát dịch bệnh tại vùng có dịch; ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển gia súc ra và vào vùng có dịch; tạm hoãn việc tái đàn; thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng bằng vôi bột và hoá chất chuyên dùng; tiêm vắc- xin cho toàn bộ đàn vật nuôi chưa tiêm phòng định kỳ theo quy định...
Những giải pháp nói trên là kịp thời và cần thiết nhưng chưa đủ. Khâu mấu chốt vẫn là ý thức tự giác của người dân, nhất là các hộ đã xuất hiện dịch. Chỉ khi nào người dân nghiêm chỉnh chấp hành và tự nguyện thực hiện các giải pháp mà ngành chức năng đưa ra thì dịch bệnh mới được ngăn chặn. Sự tự giác của người dân phải được thể hiện ngay từ bước đầu tiên đó là thông báo kịp thời thông tin về dịch bệnh cho chính quyền sở tại, tránh việc dấu thông tin, tự xử lý giải quyết mọi việc. Cũng chính người dân phải tích cực thực hiện việc vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và tiêu độc khử trùng khu vực chuồng nuôi; đồng thời tiêm phòng vắc-xin định kỳ cho toàn bộ đàn vật nuôi.
Những điều này không phải đợi khi có dịch xảy ra mới thực hiện mà phải được làm thường xuyên, liên tục từ lứa này sang lứa khác, từ năm này sang năm khác. Thậm chí còn phải được tính toán tới ngay khi có ý định xây chuồng trại, vị trí chọn xây phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, chuồng nuôi và cả khu vực xung quanh phải bảo đảm luôn sạch sẽ, tránh để phân hay nước thải ứ đọng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho dịch bệnh xâm nhập và bùng phát. Với bất kỳ loại vật nuôi nào thì việc phòng bệnh cũng hiệu quả và rẻ hơn rất nhiều so với chữa bệnh.
Đặc biệt khi dịch bệnh xảy ra, ý thức người dân còn được thể hiện ở chỗ không bán chạy gia súc, gia cầm bị bệnh ra khỏi vùng có dịch. Điều này nói thì dễ nhưng thực hiện lại khó. Dù luật pháp đã quy định rất rõ và nghiêm cấm hành vi này nhưng nó lại động chạm đến lợi ích. Mà đã chạm đến lợi ích thì bao giờ cũng khó, với người nông dân lại càng khó hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh chăn tập trung quy mô lớn ngày càng phổ biến đòi hỏi người nông dân phải biết dẹp tư lợi sang một bên bởi chỉ một hành vi nhỏ bất cẩn cũng có thể gây ra hoạ lớn cho gia đình và xã hội. Khác với phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trước đây, dịch bệnh có thể chỉ gây thiệt hại mấy con gia cầm, một vài con lợn. Còn nay, đợt dịch có thể xoá sổ cả một trang trại với hàng ngàn con gia cầm, hàng trăm đầu lợn, thiệt hại thậm chí tính bằng tiền tỷ.
Để người dân nâng cao ý thức, tự giác tham gia phòng chống dịch cần làm tốt việc tuyên truyền vận động nhưng đi kèm theo đó cần kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm. Việc tuân thủ pháp luật thường xuyên sẽ hình thành ý thức tự giác và bảo đảm công bằng xã hội.
Vũ Mạnh
Tin cùng chuyên mục
- Thái Bình - phá thế ốc đảo, tạo liên kết vùng, đột phá phát triển kinh tế - xã hội 21.03.2025 | 08:38 AM
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
Xem tin theo ngày
-
Tỉnh Trà Vinh đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, kỷ niệm 65 năm kết nghĩa Trà Vinh - Thái Bình
- Đoàn công tác tỉnh Thái Bình thăm Trường THCS Thái Bình tại huyện Càng Long
- Lãnh đạo 2 tỉnh Trà Vinh - Thái Bình dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tại Đền thờ Bác Hồ, Nghĩa trang liệt sĩ và Bia chiến thắng tỉnh Trà Vinh
- Họp mặt giao lưu Trà Vinh - Thái Bình “Thủy chung son sắt - thắm đượm nghĩa tình”
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Quỳnh Phụ
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Kiến Xương
- Ra quân tuần tra kiểm soát vũ trang, phòng chống tội phạm
- Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh: Ban hành 2 Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh